Trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), chiếm khoảng 5% trẻ em tuổi đến trường, ở Việt Nam thường chưa được nhận biết và hỗ trợ, thường được gán mác "hư, đạo đức kém, cá biệt".
Theo các nghiên cứu mới nhất của Mỹ [cần trích dẫn], can thiệp hành vi theo kiểu một nhà tâm lý - một trẻ không mang lại hiệu quả. Hai cách hiệu quả nhất là (1) dùng thuốc, ở Việt Nam chưa có và (2) tập huấn cho bố mẹ (parent training) cách ứng xử và làm việc với trẻ ở nhà và các môi trường khác.
1 nhận xét:
ADHD là một rối loạn hành vi, các nghiên cứu cho thấy việc điều trị cần được phối hợp cả hóa dược và liệu pháp hành vi. Việc nhận xét tỷ lệ trẻ mắc ADHD khoảng 5% ở lứa tuổi đến trường là chưa có cơ sở ( Thực tế theo nghiên cứu của TS Nguyễn Văn Thọ và cs, năm 2000 cho thấy tỷ lệ này chiếm khoảng 5% ở tuổi tiểu học, còn ở tuổi THCS và THPT thì thấp hơn, khoảng 1- 3%).
Vấn đề thứ hai, tôi đồng ý quan điểm can thiệp hành vi theo kiểu một nhà tâm lý - một trẻ không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả việc dùng thuốc ở Việt Nam chưa có là hoàn toàn chưa thực tế. Bởi vì, tại các cơ sở điều trị tâm thần thì ADHD là một chẩn đoán thường xuyên và thường được chỉ định điều trị hóa dược phối hợp liệu pháp hành vi. Vì thế, đề nghị tác giả cần cập nhật thông tin.
Đăng nhận xét