Thứ Tư, 22 tháng 4, 2009
Bảng hỏi có ý nghĩa gì trong nghiên cứu???
Ví dụ, đề tài nghiên cứu Lạm dụng rượu ảnh hưởng đến ABC....người nghiên cứu đi hỏi rất nhiều người bằng bảng hỏi với những câu hỏi như: theo anh chị... một người lạm dụng rượu có ảnh hưởng đến....., câu trả lời, có- không, hoặc có vẻ công phu hơn là như thế nào.
Thế là đưa ra một đống những kết luận về việc Lạm dụng rượu và sau đó coi luôn mình là chuyên gia về cái đó.
Sai toét toe toe.
Người làm như vậy chả nghiên cứu cái gì hết, chỉ có mỗi việc ghi lại những nhưng câu người ta nói....rồi bảo nó là mình nghiên cứu.......ặc
Làm như vậy chỉ có thể kết luận, mọi người nói gì về.....còn người nghiên cứu chả có quyền kết luận gì vì ông có nghiên cứu đâu. Cùng lắm thì chỉ là tôi nghiên cứu xem người ta nói gì về lạm dụng rượu ảnh hưởng đến.....
Cái này lại có tính hệ thống mới chết chứ: từ cử nhân, đến Ths và thậm chí cả Ts......
Cần bao nhiêu nhà tâm lý cho một thân chủ?
Có nên ứng xử như nhau với tất cả các con?
Hiệu quả của can thiệp hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý
Theo các nghiên cứu mới nhất của Mỹ [cần trích dẫn], can thiệp hành vi theo kiểu một nhà tâm lý - một trẻ không mang lại hiệu quả. Hai cách hiệu quả nhất là (1) dùng thuốc, ở Việt Nam chưa có và (2) tập huấn cho bố mẹ (parent training) cách ứng xử và làm việc với trẻ ở nhà và các môi trường khác.
Thứ Hai, 20 tháng 4, 2009
Cỡ tác động (effect size)
In statistics, effect size is a measure of the strength of the relationship between two variables. In scientific experiments, it is often useful to know not only whether an experiment has a statistically significant effect, but also the size of any observed effects. In practical situations, effect sizes are helpful for making decisions. Effect size measures are the common currency of meta-analysis studies that summarize the findings from a specific area of research.
Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2009
Tôi có nên thi hay học tâm lý?
Quy định, việc học lý thuyết và yêu cầu về học tập không khó hơn các nghề khác. Ngoài việc khuyên bạn nên tiếp thu những hướng dẫn từ nhà tham vấn hướng dẫn học đường về kế hoạch học tập, thì tôi đề xuất 5 ý kiến:
Đầu tiên, để chuẩn bị học tâm lý, tôi đề nghị các em nên chuẩn bị cho nghề tâm lý bằng một số cua học về khoa học cơ bản: hóa học, sinh học, vật lý, và toán học – và, tất nhiên, tâm lý học, nếu như trường của bạn có dạy. Các khóa học này sẽ dạy bạn suy nghĩ một cách logic, và chúng sẽ giúp bạn có cái nhìn thấu suốt về cách mà thế giới vật chất này vận động. Ngoài ra, các khóa học về sinh học và hóa học giúp bạn hiểu về các khía cạnh sinh học của hoạt động não bộ. Môn toán học dạy bạn cách suy nghĩ phân tích, và chuẩn bị cho bạn để học các khóa về thống kê để hiểu tất cả các nghiên cứu – là nền tảng của tâm lý học.
Thứ hai, để trở thành một chuyên gia sức khỏe tâm thần giỏi, bạn phải có niềm say mê với các khóa học về con người như lịch sử, xã hội học, nghệ thuật, văn học, và tôn giáo. Các khóa học về ngôn ngữ cũng có ích. Bạn cần viết tốt và ngữ pháp, chính tả và dấu câu chuẩn xác như phép phân tích. Và nếu bạn thực sự hứng thú, hãy bắt đầu đọc quyển “Tâm bệnh học thường thức” của Freud.
Thứ ba là hãy cố gắng để được điểm tốt; bạn sẽ phải cạnh tranh với những ứng viên khác để vào được đại học. Điểm này sẽ là yếu tố quan trọng cơ bản để bạn được chấp nhận vào học đại học. Một khi đã vào được đại học, điểm tốt nghiệp bằng cử nhân sẽ là yếu tố quan trọng để bạn được chấp nhận học thạc sĩ hay tiến sĩ.
Vì vậy, muốn trở thành một nhà tâm lý học và điểm đạt được ở trường phổ thông không tốt, không phải đã mất tất cả. Thông qua học tập và rèn luyện chăm chỉ bạn có thể cải thiện kỹ năng học tập và đạt được điểm khá hơn khi học ở trường đại học. Và nếu điểm hiện tại chưa đủ tốt để được chấp nhận vào đại học, có thể nộp đơn vào học một trường cao đẳng để cải thiện bản thân mình và được chuyển lên đại học.
Thứ tư, hãy tìm đến và hỏi chuyện một nhà tâm lý ở địa phương. Tìm trong Những trang vàng và gọi điện cho một vài nhà tâm lý học, giải thích rằng bạn là học sinh muốn đến hỏi chuyện (không mất phí).
Thứ năm, vào những năm đầu tiên của học phổ thông bạn nên suy nghĩ về trường đại học mà mình sẽ học. Tìm hiểu yêu cầu của các trường đó và bắt tay vào học tập để phù hợp với những yêu cầu đó.
Raymond Lloyd Richmond.
How to Become a Psychologist?
A Guide to Psychology and its Practice
www.GuideToPsychology.com. 1997-2007. San Francisco, California USA
Xu hướng nghiên cứu của tâm lý học Mỹ
Khoảng vài thập kỷ trước đây, nghiên cứu về trị liệu hôn nhân, gia đình rất được coi trọng.
Hiện nay (những năm đầu thế kỷ 21), có 3 xu hướng chính trong nghiên cứu tâm lý:
- Tâm lý học nhận thức (Cognitive psychology)
- Khoa học thần kinh (Neuro science)
- Nghiên cứu ứng dụng (Translational research)
Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung và các vấn đề hoặc khái niệm rất cơ bản như nhân cách, ý thức, thích ứng... Kể cả các nghiên cứu mang tính ứng dụng thì mới ở giai đoạn gợi mở như stress, trầm cảm...
Mức độ tin cậy của bảng hỏi
- Nếu hỏi về mức độ đúng giờ (đi làm, gặp mặt...) của người Việt Nam và người Mỹ, và câu hỏi là "Bạn có phải là người đúng giờ?". Câu trả lời thu được hầu như không có ý nghĩa khi phân tích về thời gian, vì đối với người Việt cán bộ, công chức, "đúng giờ" là "trong vòng 1 tiếng cao su", đối với người Việt ở nông thôn, "đúng giờ" có thể là trong ngày đó hoặc tuần đó. Đối với đa số người Mỹ, đúng giờ là trong giới hạn 5 phút.
-
Tâm lý học là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội?
- Trường đại học Lipscomb ở Nashville, Tennessee, USA, đặt khoa tâm lý học trong trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Không tin? Vào đây:
http://psychology.lipscomb.edu/
Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2009
Học tâm lý và Khó lấy chồng
Vậy thì học tâm lý xong rồi khó lấy chồng hay những người khó lấy chồng mới chọn học tâm lý? Nếu đề tài này được thực hiện, một khả năng là chúng ta sẽ thu được kết quả khác nhau ở những nơi khác nhau về việc tuyển chọn đầu vào, sự phổ biến và giá trị của nghề tâm lý.
t test
Trong trường hợp này, khoảng cách giữa hai nhóm rất hẹp và vùng gối lên nhau rất nhiều. Điều này nói lên rằng nhiều trẻ được can thiệp hay không được can thiệp có sự tiến triển tương tự nhau. Cũng có nghĩa là đa số những cá thể được can thiệp không có tiến triển rõ rệt.
Dựa theo thang mức độ tiến triển, với khoảng cách giữa hai nhóm khá rộng, chúng ta có thể thấy mô hình can thiệp nào đó là rất hiệu quả. Chỉ có một số ít trẻ (ở vùng gối lên nhau) là không tiến triển rõ rệt (có mức độ tiến triển tương đương với một số trẻ không được can thiệp).
Những khái niệm đo lường tâm lý khác
Jerome M. Sattler (2008). Assessment of Children, Cognitive Foundation. Fifth edition.
NHỮNG KHÁI NIỆM ĐO LƯỜNG TÂM LÝ KHÁC
1. Sự khác nhau của hiệu ứng nền (Floor effect difference)
Giới hạn nền của điểm số có thể khác nhau ở các test khác nhau. Nền của test là điểm thấp nhất có thể đạt ở một test nhất định. Hiệu ứng nền thường nói tới/ám chỉ tới số lượng các mục dễ có thể ở mức độ thấp nhất nhằm phân biệt giữa các trẻ ở mức độ trên trung bình. Bạn cần quan tâm tới nền test vì nó chỉ ra rằng một test có thể phân loại trẻ ở mức độ chức năng thấp như thế nào; nó cũng cho biết test đó có hiệu lực với đối tượng nào. Bạn cũng cần xem xét nếu nền test liên quan đến thực hành thực sự. Nếu không, kết quả làm test nên được kiểm tra lại.
2. Sự khác nhau của hiệu ứng trần (Ceiling effect difference)
Giới hạn trần của điểm số có thể khác nhau ở các test khác nhau. Sự tương đồng của trần test, trần test là điểm số cao nhất có thể đạt được ở một test nào đó. Hiệu ứng trần ám chỉ tới số lượng các mục khó có thể ở mức độ cao nhất của một test để phân biệt giữa những trẻ có mức độ cao hơn trung bình. Bạn cần quan tâm tới trần test vì nó chỉ ra rằng một test có thể phân loại trẻ ở mức độ chức năng cao như thế nào. Bạn cũng cần xem xét nếu trần test liên quan tới thực hành thực sự. Nếu không, kết quả test nên được kiểm tra lại.
3. Sự khác nhau về dốc (gradient) của mục (Item gradient differences)
Độ dốc của mục có thể khác nhau ở các test khác nhau. Độ dốc của mục liên quan tới/ám chỉ tỉ lệ của điểm thô so với điểm chuẩn ở mỗi mục, hoặc số điểm thô cần thiết để có được một điểm chuẩn. Theo cách khác, độ dốc của mục giúp chúng ta thấy đứa trẻ có thể thành công hay thất bại nhanh đến đâu trong một mục test đơn lẻ” (Braken, 1987, p. 322). Độ dốc của mục cho chúng ta thấy mức độ dốc của các mục trong một test. Test với độ dốc lớn (trong đó, mức độ khó của các mục thay đổi rất nhanh, vì vậy một sự thay đổi trong điểm thô sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong điểm chuẩn) kém nhạy cảm hơn với sự khác nhau ít hay trung bình ở trong sự phát triển khả năng hay kỹ năng hơn các test có độ dốc vừa phải. Điều này có nghĩa là test với độ dốc lớn sẽ ít hiệu lực hơn trong việc đánh giá khả năng và kỹ năng của trẻ hơn các test với độ dốc vừa phải (Braken, 1987).
4. Sự khác nhau về cách bố trí/phân phối/sơ đồ bảng chuẩn (Norm table layout difference)
Bảng chuẩn có thể có những cách phân loại khác nhau về độ tuổi ở các test khác nhau. Ví dụ, phân loại tuổi có thể theo khoảng 1 tháng, 3 tháng hay 4 tháng; những sự khác nhau này có thể dẫn tới những điểm khác nhau ở những test khác nhau cho cùng một độ tuổi.
5. Sự khác nhau về điểm số tương ứng theo tuổi tác và cấp học
Điểm tương ứng theo độ tuổi và cấp học ở các test khác nhau có thể không trùng nhau, ngay cả khi điểm chuẩn của hai test là trùng nhau.
6. Sự khác nhau về độ tin cậy
Test có độ tin cậy thấp sẽ tạo ra ít điểm ổn định hơn test có độ tin cậy cao.
7. Sự khác nhau trong các khu vực kỹ năng được đánh giá
Các test khác nhau đánh giá các kỹ năng khác nhau, mặc dù vậy chúng vẫn có tên giống nhau cho một vùng kỹ năng (ví dụ kỹ năng đọc). Một test có thể đo sự nhận biết từ (ví dụ, chỉ đơn giản là đọc to từ), trong khi test khác đo khả năng đọc hiểu (ví dụ hiểu những gì mà người đó đọc).
8. Sự khác nhau về nội dung test
Các test khác nhau có thể đo đạc cùng một vùng kỹ năng nhưng chứa đựng nội dung khác nhau. Ví dụ, test đo kỹ năng tính toán số học có thể bao gồm những khái niệm và cách tiếp cận khác nhau.
9. Sự khác nhau về ngày xuất bản/công bố
Test xuất bản vào các năm khác nhau có thể có điểm số khác nhau vì sự thay đổi về khả năng của nhóm chuẩn.
10. Sự khác nhau về nhóm mẫu
Test được lấy chuẩn/được thiết lập dựa trên các nhóm chuẩn khác nhau có thể cho những điểm số khác nhau vì chúng không tương ứng. Ví dụ, một mẫu có thể có nhiều người được giáo dục ở trình độ cao hơn mẫu khác, có thể dẫn tới điểm số trung bình của mẫu đó cao hơn.
Độ tin cậy (Reliability)
Khi bạn đánh giá ai đó, ví dụ như khả năng nói bằng lời, một phần của biến số/biến thiên giữa các chủ thể thể hiện/nói lên phương sai của (a) cấu trúc thực tế (khả năng nói bằng lời) (điểm “thực”), và (b) một phần của lỗi, không liên quan tới cấu trúc mà bạn quan tâm.
Độ tin cậy là tỉ lệ phương sai nằm trong phần điểm “thực”.
Độ tin cậy = phương sai điểm thực/phương sai
Chúng ta không bao giờ biết được điểm thực thực sự, vì vậy chúng ta chỉ có thể dự đoán độ tin cậy.
Độ tin cậy khi làm lại test (test - retest) khi bạn làm cùng test trên cùng chủ thể, sau một khoảng thời gian ngắn) là một cách để dự đoán độ tin cậy. Nó dựa vào ý tưởng cho rằng điểm “thực” của chủ thể sẽ không thay đổi nhiều trong một hay hai tuần, mặc dù lỗi là mặc định, vì vậy tương quan giữa hai khoảng thời gian là do điểm thực, và vì vậy tương quan làm lại test ước đoán độ tin cậy.
Chia đôi độ tin cậy (khi bạn mặc định chia một test thành hai phần, và nửa tổng số mục thuộc về một phần, nửa còn lại thuộc về phần khác, và tính độ tương quan giữa hai phần) cũng như khi ước đoán độ tin cậy, và dựa vào ý tưởng rằng cái gì là chung (ví dụ cái gì liên quan đến nhau) giữa hai phần sẽ là điểm thực.
Cách tốt nhất để ước đoán độ tin cậy là thong qua phân tích yếu tố
-----------------------------------------
when you assess someone, say on verbal ability, part of the variability between subjects represents variance on the (a) actual construct (verbal ability) ("true" score), and (b) part is error, unrelated to the construct in which you are interested.
reliability is the proportion of the variance that is part of the "true score".
reliabilty=true score variance / variance
we can never know the actual true score, so we can only estimate reliability.
test - retest reliability (when you give the same people the same test twice, over a short time periond) is one way of estimating reliability. it is based on the idea that a subject's "true" score will not change much in a week or two, whereas the error is random, so the correlation between the two time points is due to the true
score, and hence the test-retest correlation estimates reliability.
split half reliability (when you randomly split a test into two parts, half of the items on one part, the other half of the items on the other part, and correlate the two halves) also estimates reliability, and is based on the idea that what is common (i.e., what correlates) between the two halves will be true score.
the best way to estimate reliability is through factor analysis.
(Bahr Weiss)
Tại sao cần đến xác suất thống kê?
- Xác suất thống kê mang lại cho chúng ta sự thật về một hiện tượng tâm lý nào đó
- Các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý có thể làm việc thực sự hiệu quả hơn nếu họ biết đọc các kết quả nghiên cứu có xác suất thống kê. Thay vì ngồi phân tích giấc mơ của thân chủ (thường là sai lệch), họ có thể biết được rằng một phụ nữ ở tuổi X, bị các triệu trứng Y1, Y2, Y3, có lịch sử phát triển Z, trong gia đình có hoàn cảnh H,... thì 70% là bị dạng rối loạn A, 20% là bị rối loạn B, 10% bị rối loạn C, và với dạng rối loạn này, cách điều trị tốt nhất là T1 hoặc kết hợp T1 và T2, etc... thay vì dán nhãn "loạn tâm" hay "loạn thần" hàng loạt như thời tiền sử của tâm bệnh học.
Rồi một ngày tư duy theo xác suất thống kê sẽ trở nên cần thiết như khả năng biết đọc và biết viết (H. G. Wells).
Con đường đi cho tâm lý học Việt Nam: xác suất thống kê!!!
Trắc nghiệm tâm lý
- Đánh giá trí tuệ là đo khả năng của cá nhân có thể đạt được đến đâu
- Đánh giá thành tựu là biết được cá nhân đó đã đạt được những gì, qua đó biết được tính tích cực, độ chăm chỉ, nền tảng gia đình và giáo dục mà cá nhân đó có được
Do vậy, trắc nghiệm tâm lý cũng mang lại khá nhiều thông tin về phong cách học tập, làm việc cũng như tính cách, thậm chí nhân cách của người đó.
Nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional study) và nghiên cứu cắt dọc (longitudinal study)
Trong nghiên cứu cắt dọc, cùng một nhóm khách thể được nghiên cứu lặp đi lặp lại vào những thời điểm khác nhau.
Giá trị p và giả thuyết 0
Nói chung chúng ta sẽ loại bỏ giả thuyết 0 (null hypothesis) nếu giá trị p (p value) nhỏ hơn hay bằng mức độ ý nghĩa (significance level), thường được biểu diễn bằng chữ cái Hy Lạp α. Nếu mức độ này là 0.05, thì kết quả 5% sẽ được coi là khác thường trong trường hợp đã đặt giả thuyết 0 là đúng.
Trong trường hợp câu hỏi hỏi về mức độ ý nghĩa (significant/ statistically significant), nếu p<= .05, thì được coi là có ý nghĩa (significant).
Giả thuyết không là giả thuyết cho rằng hai giá trị nào đó là giống nhau, không (null) khác nhau.